Mặc dù có chung tên gọi xong trên thực tế, gỗ sưa trắng không hề được đánh giá cao. Vì sao lại như vậy? Nếu không phải là người am hiểu về sưa, bạn sẽ rất dễ nhầm lẫn gỗ sưa trắng và sưa đỏ. Không chỉ có chung tên gọi, ngoại hình của 2 loại cây này cũng na ná giống nhau. Tuy nhiên, về mặt giá trị thì chúng lại cách nhau một trời một vực.

Vậy gỗ sưa trắng là gì? Có đặc điểm như thế nào? Ứng dụng ra sao? Khác thế nào với gỗ sưa đỏ? Để làm rõ điều này, xin mời độc giả hãy cùng Đồ Gỗ Quang Thích đi sâu tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé!
1. Gỗ sưa trắng là gì?
- Danh pháp khoa học: Millettia ichtyochtona Drake – Họ: Đậu
- Tên tiếng Việt: Sưa trắng, Bạch Sưa, Thàn Mát, Duốc Cá
- Cây gỗ thân nhỏ, tán dày, rụng lá theo mùa
- Thân cây trơn nhẵn, có thể nứt nhẹ
- Chiều cao trung bình: 6 – 10m
- Lá hình thuôn dài, mọc đối nhau
- Quả có dáng dài như quả đậu với kích thước khoảng 3 x 13cm
- Hoa nhỏ màu tím hoặc trắng, mọc thành chùm đẹp mắt. nở vào tháng 2 – 3 hàng năm trước khi trổ lá tươi xanh
- Hạt và nhựa chứa độc tố, được người dân nhiều nơi dùng làm thuốc trừ sâu sinh học hoặc phục vụ đánh bắt cá.
- Trong tự nhiên, sưa trắng được tìm thấy tại các khu rừng rậm nhiệt đới hoặc nhiệt đới gió mùa với tầng đất dày. Ngoài ra, chúng còn được người ta trồng tại nhiều công viên, hè phố để lấy bóng mát và tạo cảnh quan đẹp.

>>> Xem Thêm chi tiết về GỖ SƯA
2. Đặc điểm của gỗ sưa trắng
- Về màu sắc: Gỗ sưa trắng có màu vàng sáng như các loại gỗ thông thường. Giác gỗ to, màu nhạt hơn phần lõi bên trong.
- Về hoa văn: Khác với vân 4 mặt của sưa đỏ, gỗ sưa trắng chỉ có vân 2 mặt xong thớ gỗ thẳng và mịn.
- Về chất gỗ: Theo các danh mục gỗ Việt Nam, sưa trắng thuộc nhóm VII (xếp cùng hàng với gỗ keo, me, cao su, xoan tây,…) với đặc điểm là nhẹ, mềm, chịu lực kém, dễ cong vênh và mối mọt.
- Về mùi hương: Đây là loại gỗ chứa hàm lượng tinh dầu rất thấp nên hầu như không có mùi.
3. Ứng dụng cây gỗ sưa trắng
- Trong ngành đồ gỗ, sưa trắng tuy sở hữu phẩm chất kém xong lại dễ gia công. Do đó, chúng vẫn được dùng để đóng các loại vật dụng, nội thất giá rẻ cho nhà hàng, quán xá hoặc các gia đình thu nhập thấp.
- Trong nông nghiệp, người ta thường tán nhỏ hạt sưa trắng rồi trộn với tro bếp, rải xống sông suối để đánh bắt cá. Ngoài ra, dung dịch hạt sưa với nồng độ 4 – 16% có thể dùng như một loại thuốc trừ sâu, giúp tiêu diệt nhiều loại côn trùng gây hại cho cây trồng.
- Trong lâm nghiệp, cây sưa trắng giúp điều hòa khí hậu, chống xói mòn hiệu quả nhờ khả năng sinh trưởng mạnh và ít bị sâu hại.
- Trong đời sống, chúng xuất hiện tại nhiều khuôn viên của nhiều gia đình, vườn hoa, vỉa hè như một loại cây bóng mát, nở hoa vô cùng đẹp mắt mỗi dịp xuân về.
>>> Xem Thêm chi tiết về GỖ SƯA ĐỎ
4. Vì sao gỗ sưa đỏ lại có giá trị hơn gỗ sưa trắng?
Hiện nay, trên thị trường, mức giá của gỗ sưa đỏ dao động từ 0.1 – 100 triệu đồng/kg, tùy thuộc vào kích thước và độ già của gỗ. Còn đối với sưa trắng, mức giá thu mua chỉ rơi vào khoảng 30 – 50k/kg. Tại sao lại có sự chênh lệch như vậy?

Không có gì khó hiểu khi cùng là Sưa nhưng gỗ sưa đỏ lại có giá trị cao gấp nhiều lần gỗ sưa trắng. Một đằng là thứ gỗ quý hiếm thuộc nhóm 1A được nhà nước bảo vệ, một đằng là loại gỗ bình dân nhóm 7 mang tính đại trà, nếu xét về tất cả các mặt thì gỗ sưa đỏ đều tỏ ra hơn đứt gỗ sưa trắng.
- Về màu sắc: sưa đỏ có màu đỏ, tím hoặc đen vô cùng ấn tượng và độc đáo
- Về đường vân: gỗ sưa đỏ nổi tiếng với hoa văn 4 mặt đẹp mắt, uốn lượn như mây cuộn, như đồng xu, như mặt quỷ
- Về chất lượng: gỗ sưa đỏ vừa chắc vừa nặng, khả năng chịu lực tốt, chẳng bao giờ bị cong vênh hay mối mọt và tuổi đời lại cực kỳ cao.
- Về mùi vị: mùi thơm của gỗ sưa đỏ được mô tả là ngọt ngào, thanh mát, tạo cảm giác khoan khoái tựa trầm hương.
- Về công dụng: sưa đỏ có nhiều giá trị trong sản xuất đồ nội thất, thủ công mỹ nghệ – chữa bệnh và lĩnh vực tâm linh, phong thủy.
>>> Xem thêm các mẫu vòng gỗ sưa đỏ cao cấp quý hiếm Việt Nam tại đây
5. Cách phân biệt cây gỗ sưa trắng và gỗ sưa đỏ
Làm thế nào để nhận biết hai loại cây này khi cả ngoại hình lẫn tên gọi của chúng đều na ná giống nhau. Quý vị độc giả có thể tham khảo bảng đối chiếu sau đây nhé!
Đặc điểm | Sư Đỏ | Sưa Trắng |
Danh pháp khoa học | Dalbergia Tonkinensis | Millettia ichtyochtona Drake |
Thân cây | Vỏ dày Màu nâu vàng hoặc xám Xù xì, nứt nẻ |
Vỏ mỏng Màu trắng xám Trơn nhẵn, nứt nhẹ |
Lá cây | Lá mọc so le, đầu lá ngắn, dai |
Lá mọc đối, đầu lá dài, mềm
|
Hoa sưa | Màu trắng hoặc ngả vàng, xuất hiện sau khi ra lá non Mùa hoa vào tháng 3 – 5 |
Hoa màu trắng hoặc tím, xuất hiện trước khi ra lá non
Mùa hoa vào tháng 2 – 4 |
Quả và hạt | Quả có cánh mềm, không nhọn, hạt đốt lên rất thối |
Quả dài và nhọn, vỏ cứng, hạt có chất độc và không thối
|
Màu gỗ | Đỏ, tím hoặc đen, càng già tuổi thì màu càng tối |
Màu vàng nhạt
|
Hoa văn | Vân 4 mặt, hoa văn đồng xu/mây cuộn/mặt quỷ |
Vân 2 mặt, hoa văn bình thường
|
Chất gỗ | Thớ mịn, gỗ cứng và nặng |
Thớ mịn, gỗ mềm và nhẹ
|
Mùi gỗ | Thơm dễ chịu | Không mùi |
>>> XEM THÊM: Các Mẫu Vòng Tay Gỗ Sưa Đỏ Quý Hiếm Tại Đồ Gỗ Quang Thích
Quý vị vừa được tìm hiểu một số thông tin về gỗ sưa trắng – một loài cây quen thuộc tại nhiều công viên, hè phố Việt Nam. Mặc dù không có quá nhiều giá trị kinh tế xong chúng vẫn được mọi người vô cùng yêu thích bởi màu hoa tinh khôi, lãng mạn đầy kinh ngạc mỗi dịp xuân sang. Hy vọng, qua những nội dung kể trên của Đồ Gỗ Quang Thích, độc giả sẽ có thể phân biệt dễ dàng hơn 2 loại gỗ sưa trắng và sưa đỏ nhé!

- Hotline & Zalo: 0912.708.123
- Mail: dogoquangthich@gmail.com
- Website: https://dogoquangthich.com/
- Facebook: https://www.facebook.com/dogoquangthich
- Showroom: 527 Vũ Văn Hiếu, P.Hà Tu, Tp.Hạ Long, Quảng Ninh